12 điều Y đức của Việt Nam

Vì mối liên hệ giữa người thầy thuốc và bệnh nhân, nguyên tắc đạo đức có một giá trị đặc biệt quan trọng trong việc hành nghề chữa bệnh. Ở đại học, chỉ có sinh viên nghành y phải đọc lời tuyên thệ Hippocrate trước khi tốt nghiệp

https://docs.google.com/forms/d/1tFUP-G0EercMXjVVBk5sGb5ToYVSjudlX13upxLeojk

>> Điểm tuyển sinh cao đẳng dược Hà Nội
>> Học cao đẳng Dược có được liên thông không?
>> Công việc chính của Dược sĩ bệnh viện là gì?
>> Cao đẳng Dược Hà Nội có xét học bạ không?

Vì mối liên hệ giữa người thầy thuốc và bệnh nhân, nguyên tắc đạo đức có một giá trị đặc biệt quan trọng trong việc hành nghề chữa bệnh.  Ở đại học, chỉ có sinh viên nghành y phải đọc lời tuyên thệ Hippocrate trước khi tốt nghiệp.  Lời thề Hippocrate có thể thay đổi đôi chút tùy theo văn hóa điạ phương và thời gian, nhưng bản chất và nguyên lí thì vẫn không thay đổi: không làm hại bệnh nhân. Lời thề Hippocrate cũng còn được lấy làm chuẩn mực đạo đức cho ngành y nói chung (hay còn gọi là “Y đức”).

 

12 điều Y đức của Việt Nam

Lương Y như Từ mẫu

Y đức không phải là luật pháp, mà là những qui ước và nguyên tắc được các thành viên trong ngành chấp nhận như là những kim chỉ nam cho việc hành nghề.  Các qui ước này cho phép, nghiêm cấm, hay đề ra thủ tục về các hành xử cho các tình huống khác nhau.  Y đức, do đó, là một luật luân lí về hành vi của người thầy thuốc liên quan đến những gì được xem là tốt và đúng, so với những gì được xem là xấu và sai. 

Y đức Việt Nam

Để xác định được một hành động hay quyết định là tốt hay xấu, người quyết định phải so sánh những lựa chọn của họ với những chuẩn mực đạo đức và giá trị mà xã hội chấp nhận.  Mỗi xã hội đều có cái “bóng” văn hóa, do đó Y đức cũng thay đổi tùy theo văn hóa và điạ phương.  Chẳng hạn như người theo tôn giáo này có những chuẩn mực Y đức khác đôi chút so với người theo một tôn giáo khác. 

Năm 1996, Bộ Y tế ban hành 12 điều Y đức (hay “12 tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế”).  Kể từ đó đến nay, 12 điều Y đức được lồng kính và trịnh trọng treo ở các bệnh viện, trung tâm y tế. 

12 điều Y đức nước ta cũng phù hợp với qui ước Y đức của Tổ chức Y khoa Thế giới (World Medical Association), và cũng lấy bối cảnh văn hóa Việt Nam làm nền tảng.  Tuy nhiên, cũng như phần lớn những chuẩn mực khác ở nước ta. 

 

12 điều Y đức

(Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác Y tế)

(Ban hành kèm theo quyết định số: 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 11nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

12 điều Y đức của Việt Nam

1- Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2 – Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.

3  Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

4 – Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.

5  Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh.

6  Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

7  Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.

8  Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe.

9  Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.

10  Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

11  Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.

12  Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

 

Lời thề Hippocrate

Nguyên tắc đạo đức y khoa (Hội Y học Mĩ)

 12 điều Y đức của Việt Nam

Gravure d’Hippocrate (Hy Lạp) được coi là cha đẻ của Y học phương Tây

 

1 Người thầy thuốc phải tận tâm chăm sóc sức khỏe với sự cảm thông và tôn trọng danh dự và quyền con người.

2 – Người thầy thuốc phải duy trì các chuẩn mực của chuyên ngành, thành thật trong tất cả các giao tiếp chuyên môn, và phấn đấu báo cáo nhà chức trách những thầy thuốc thiếu tư cách, hay bất tài, hay liên đới đến những vụ lừa đảo.

3 – Người thầy thuốc phải tôn trọng luật pháp và nhận lãnh trách nhiệm theo đuổi những cải cách nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.

4 – Người thầy thuốc phải tôn trọng quyền của bệnh nhân, đồng nghiệp, và các nhân viên y tế khác, và phải bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân trong phạm vi luật pháp cho phép.

5 – Người thầy thuốc phải liên tục học hỏi, ứng dụng, và trao dồi kiến thức khoa học; duy trì học thuật y khoa; cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh nhân, đồng nghiệp, và công chúng; tư vấn và sử dụng tài năng của các chuyên gia khác khi cần thiết theo chỉ định.

 

12 điều Y đức của Việt Nam

 

6 – Người thầy thuốc (ngoại trừ các trường hợp cấp cứu) trong điều kiện thích hợp, có quyền chọn lựa ai để phục vụ, ai cần liên hệ, và có quyền chọn môi trường để cung cấp dịch vụ y khoa.

7 – Người thầy thuốc phải nhận lãnh trách nhiệm tham gia vào các hoạt động nhằm cải thiện cộng đồng và y tế công cộng.

8 – Người thầy thuốc trong khi chăm sóc bệnh nhân phải xem nhiệm vụ của mình đối vụ bệnh nhân là trên hết.

9 – Người thầy thuốc phải ủng hộ mọi thành phần trong xã hội được quyền tiếp cận dịch vụ y khoa.

 

Qui ước đạo đức nghành Y của Hiệp hội Y khoa Thế giới

(World Medical Association)

 

 

Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân: người thầy thuốc phải:

1- Thực hành nghề nghiệp và duy trì chuẩn mực chuyên môn ở mức độ cao nhất.

2 – Tôn trọng quyền của bệnh nhân chấp nhận hay bác bỏ đề nghị của thầy thuốc.

3 – Không để cho phán xét cá nhân bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân hay phân biệt đối xử. 

4 – Hết lòng trong việc cung cấp dịch vụ chuyên môn cho bệnh nhân.

5 – Hành xử thành thật với bệnh nhân và đồng nghiệp.  Báo cáo cho giới chức có trách nhiệm biết những thầy thuốc thiếu Y đức hoặc bất tài hoặc có hành vi lừa đảo.

6 – Không thuyên chuyển bệnh nhân hoặc ra toa thuốc để hưởng lợi ích tài chính hay quà cáp.

7 – Tôn trọng quyền và sự lựa chọn của bệnh nhân.

8 – Có trách nhiệm giáo dục công chúng về những khám phá mới trong y học, nhưng cần phải cẩn thận trong việc áp dụng các phương pháp còn trong vòng thử nghiệm.

9 – Cố gắng sử dụng tài nguyên y tế một cách sáng suốt nhằm đem lại lợi ích cho bệnh nhân và cộng đồng.

10 – Tìm người điều trị nếu mình mắc bệnh.

11 – Tôn trọng các chuẩn mực đạo đức địa phương và quốc gia.

12 – Tôn trọng sinh mạng của con con người.

13 – Hành động vì lợi ích của bệnh nhân.

14 – Tuyệt đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến một chuyên gia khác.

15 – Tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân. Không tiết lộ bất cứ thông tin nào về bệnh nhân cho bất cứ ai, nếu không có sự đồng thuận của bệnh nhân.

16 – Cung cấp dịch vụ chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp.

17 – Không quan hệ tình dục với bệnh nhân. Không lợi dụng mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân.

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Văn phòng tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Địa chỉ: Khoa Y Dược trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Phòng 201 nhà C (tầng 2), Số 290–292, Tây Sơn – Quận Đống Đa – Hà Nội (Đối diện Đại học Thủy Lợi)

Điện thoại tư vấn: 096.153.9898 – 093.156.9898

Website: https://caodangduochanoi.vn.

Xem thêm Két sắt Việt Tiệp và Két sắt Hòa Phát chính hãng tại website: https://ketsatgiadinh.vn/

  • Dừng tuyển sinh hệ cao đẳng, trung cấp liệu có quá muộn?
  • Học sinh thi học kỳ… ngoài sân để tránh gian lận
  • “Loay hoay” tìm cách nâng chất lượng nhân lực ngành y ợng nhân lực ngành y
  • Tiến sĩ Doãn Minh Đăng sẽ được chuyển công tác
  • Ngưỡng mộ cộng sự 20 tuổi dịch sách cùng GS Ngô Bảo Châu
  • 8 cách nuôi dạy con của Cha CEO Facebook

096.152.9898

093.351.9898