Hướng dẫn làm bài thi Ngữ Văn THPT khi có tích hợp kiến thức lớp 11

0

https://docs.google.com/forms/d/1tFUP-G0EercMXjVVBk5sGb5ToYVSjudlX13upxLeojk

Theo công bố chính thức của bộ GD&ĐT thì đề thi THPT quốc gia năm nay sẽ có tích hợp kiến thức lớp 11. Điều này kiến cho nhiều thí sinh cảm thấy hoang mang, giáo viên thì lao đao lo sợ kiến thức quá nặng. Sau đây là một vài hướng dẫn làm bài thi Ngữ Văn THPT khi có tích hợp kiến thức lớp 11

Để đạt kết quả cao môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT

Cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn THPT2018

Về cơ bản thì cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn THPT 2018 không có quá nhiều sự thay đổi so với những năm trước đó.

Nếu từ năm 2016 trở về trước thời gian dự thi môn Ngữ văn là 180 phút thì đến năm 2017, thay vì ngồi trong phòng thi 180 phút cho môn Ngữ Văn như những năm trước thì từ năm 2017 các thí sinh chỉ phải làm bài trong khoảng thời gian 120 phút. Nhưng đây cũng sẽ là trở ngại cho các thí sinh nếu không căn chuẩn thời gian làm bài.

Đến năm 2018, thời gian dự thi môn Văn vẫn giữ nguyên 120 phút cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn vẫn được chia làm hai phần: Phần học hiểu và phần Văn.

Phần đọc hiểu (3 điểm) sẽ bao gồm 4 câu hỏi nhỏ (Phần Văn bản được đưa vào phần đọc hiểu không nằm trong phần văn bản được học ở THPT)

Phần Văn được chia làm 2 câu hỏi:

+ Câu nghị luận xã hội ( 2 điểm)

+ Câu nghị luận Văn học (5 điểm) có sự tích hợp giữa kiến thức lớp 11 (chiếm 1/3 số điểm) với kiến thức trong chương trình Ngữ Văn 12 (chiếm 2/3 số điểm).

Với cấu trúc đề thi như trên thí sinh sẽ làm trong khoảng thời gian 120 phút. Với đề Văn như trên mà làm trong 120 phút là không quá dài nên các bạn không được chủ quan, phải căn chỉnh thời gian cho hợp lý tránh tình trạng làm bài không kịp giờ. Có một sự thay đổi nữa trong kiến thức đề thi năm nay là sẽ có tích hợp kiến thức lớp 11 khoảng 30% nên các thí sinh phải chủ động ôn tập cho tốt.

Gợi ý cách làm bài thi môn Văn THPT 2018

Hướng dẫn làm bài thi môn Ngữ Văn trong kỳ thi THPT

Để đạt kết quả tốt môn Văn trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới các bạn cần lưu ý như sau:

* Đối với phần đọc hiểu:

Câu 1: Nhận biết về kiến thức văn bản, kiến thức tiếng Việt nói chung. Câu này thường là 0,5 điểm, khá dễ vì chỉ cần xác định đúng là được. Đây là câu hỏi này có tính chất đúng/sai rõ rệt nên các bạn phải trả lời chắc chắn, dứt khoát.

Câu 2: Đề yêu cầu “chỉ ra”, liệt kê từ văn bản sau khi đọc nên các bạn cần phải đọc kỹ toàn bộ văn bản để  xác định đúng và đầy đủ những phần cần trả lời, nên đưa phần trả lời vào ngoặc kép.

Câu 3: Thường sẽ là yêu câu giải thích câu nói trong văn bản được trích dẫn. Câu này độ khó cao hơn so với 2 câu trước nên thường sẽ là 1 điểm. Để làm tốt câu này, các bạn cần vận dụng tốt thao tác giải thích theo từng bước: từ, ngữ, vế, cả câu và rút ra ý nghĩa chung cho cả vấn đề, theo cách tìm hiểu nhiều lớp nghĩa. Lưu ý: không nên viết thành đoạn, mà nên theo các ý gạch đầu dòng vì phần đọc hiểu sẽ được chấm theo ý.

Câu 4:  So với độ khó của câu 3 thì ở câu này đã có sự tăng đáng kể và được xem là khó nhất và cũng chiếm 1 điểm trong thang điểm. Đề thường trích một ý kiến từ văn bản và yêu cầu thí sinh bình luận, nhận định. Cách hỏi này thường có 2 vế: vế 1 sẽ là câu hỏi ý kiến tán thành/đồng ý hay không; Vế 2 là giải thích và chứng minh tại sao tán thành? Tại sao không? Với câu hỏi này, các bạn nên chia thành 2 vế rạch ròi trong câu trả lời. Ở vế sau cần có sự lý giải thuyết phục và đưa thêm những dẫn chứng liên hệ…

Để lấy chắc điểm phần đọc hiểu, thí sinh phải nắm rõ được kiến thức những kiến thức căn bản như: các biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ,…

* Phần Văn

Câu 1: Nghị luận xã hội. Để làm tốt câu này, các bạn nên vận dụng thao tác 3 phần của đoạn văn: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn và các thao tác lập luận có ưu tiên (giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh, bác bỏ…) đồng thời kết hợp phần liên hệ bài học bản thân vào bài làm của mình.

Câu 2: Câu nghị luận văn học. Đây là câu hỏi có sự thay đổi và quan trọng nhất của đề thi năm nay. Như đã đề cập ở phần trên, ở câu này sẽ có sự tích hợp kiến thức của chương trình Ngữ Văn 11 và 12.

 Để làm tốt phần này (phần chiếm một nửa số điểm trong thang điểm 10), trước hết các bạn phải có kiến thức hệ thống của toàn bộ chương trình lớp 12 và lớp 11. Đề thường tích hợp theo yêu cầu từ chương trình lớp 12 trước, sau đó liên hệ với chương trình lớp 11. Đề tích hợp hỏi theo hướng mở và vô cùng phong phú, đa dạng về yêu cầu. Thông thường câu hỏi tích hợp sẽ là: Hỏi tích hợp tác phẩm của cùng một tác giả; theo nhóm nhân vật, hỏi tích hợp nhóm đề tài, tích hợp nhóm chủ đề; tích hợp theo phong cách sáng tác; tích hợp để so sánh làm nổi bật 2 trào lưu văn học; tích hợp so sánh một khía cạnh nào đó về nội dung (như giá trị hiện thực, nhân đạo), giá trị nghệ thuật (như tình huống, bố cục, cách kết thúc)… Đánh giá chung đây là một dạng đề cực kỳ khó nên các bạn phải nắm thật chắc kiến thức cùng những kỹ năng làm bài cơ bản.

Ở trên là một số hướng dẫn giúp thí sinh có thể làm bài đạt kết quả cao hơn trong kỳ thi THPT quốc gia. Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao nhất.

Nguồn: trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch

  • Dừng tuyển sinh hệ cao đẳng, trung cấp liệu có quá muộn?
  • Học sinh thi học kỳ… ngoài sân để tránh gian lận
  • “Loay hoay” tìm cách nâng chất lượng nhân lực ngành y ợng nhân lực ngành y
  • Tiến sĩ Doãn Minh Đăng sẽ được chuyển công tác
  • Ngưỡng mộ cộng sự 20 tuổi dịch sách cùng GS Ngô Bảo Châu
  • 8 cách nuôi dạy con của Cha CEO Facebook

096.152.9898

093.351.9898

Bài viết nổi bật
Bài viết mới nhất