“Sinh viên nên ở KTX hay ở trọ” – Vấn đề nan giải của tân sinh viên

Ở KTX hay ở trọ là câu hỏi của rất nhiều tân sinh viên chứ không phải của riêng cá nhân nào. Với kinh nghiệm thời sinh viên của mình, mình sẽ chia sẻ vài ý kiến sau đây:

https://docs.google.com/forms/d/1tFUP-G0EercMXjVVBk5sGb5ToYVSjudlX13upxLeojk

  • Những trường Đại học có điểm chuẩn dự kiến từ 20 đến 22 điểm
  • Lượng thí sinh đạt 15 điểm trở lên trong kỳ thi THPT năm 2017
  • Mưa điểm 10 – Chất lượng giáo dục được nâng cao hay thành tích ảo

Ở Kí túc xá:

Ưu điểm: 

  • Gần gũi các bạn trong lớp, khoa, trườg, tiện lợi trong việc trao đổi, giao lưu, học tập, rèn luyện cách sống.
  • Dễ dàng nhận biết được các thông tin cần thiết của lớp, khoa, trường do kênh thông tin “truyền miệng”, thuận tiện việc sắp xếp thời gian, công việc của mình phù hợp, có thay đổi cũng kịp.
  • Mọi người quan tâm đến nhau, khi ốm đau, bệnh tật thì mọi người để ý đến, sẽ chia sẻ, giúp đỡ, nếu bạn bị nặng, sẽ có người giúp bạn đi viện, chăm sóc bạn khi nằm viện, mọi người sẽ góp tiền giúp đỡ bạn nếu bạn quá kẹt trong nhiều tình huống.
  • Có sân thể thao, bạn sẽ tập luyện cùng mọi người thường xuyên, có nhiều người chơi thể thao cùng rất tốt. Tham gia dễ dàng vào các hoạt động giúp tăng khả năng giao tiếp, các mối quan hệ, thậm chí là các kĩ năng cần thiết qua các hoạt động như: Sinh nhật bạn bè (cả của mình), sinh hoạt Câu lạc bộ, hội đồng hương, nhóm học tập…

Nhược điểm: 

  • Dễ mất cắp, trộm vặt, thậm chí là tài sản có giá trị (điện thoại, máy tính, tiền bạc, đồ cá nhân cũng mất…) mà thường rất ít khi tìm ra được thủ phạm.
  • Phải điều tiết, thay đổi cách sống, lịch sinh hoạt cá nhân của bạn phù hợp với nhiều người. Có người thích ngủ khuya, trong khi bạn cần ngủ sớm để lấy sức mai đi học thì họ lại nghe nhạc, nói chuyện. Trong khi bạn đang tắm, hoặc đang có… gì đó, không thích người khác vào phòng thì họ lại dẫn bạn bè đến…
  • Có thể dẫn đến một số xung đột không cần thiết, đặt biệt là người khác không có hiểu tâm trạng của bạn.
  • Phòng ốc chật hẹp, mỗi người có một “giang sơn” là một chiếc giường. khi cần không gian riêng (nhất là khi bạn yêu) thì rất khó.
  • …V..V…

Ở trọ:

Ưu điểm:

  • Đảm bảo đồ cá nhân, đồ đạc của mình được đảm bảo (trừ khi nơi bạn ở có trộm chuyên nghiệm), nhưng bạn cần phải chọn nơi an ninh tốt, và hễ ra ngoài chỉ một chút thôi cũng phải khóa của phòng đó, kẻ trộm có thể là người ở trong chính dãy trọ của bạn cũng có. Qua đó bạn cũng có thể học được tính cẩn thận, tỉ mỉ.
  • Có một căn phòng riêng, không gian riêng, không phải lo ai đó đụng chạm đến mình. Nếu đi học về mệt, bạn có thể chưa cần dọn phòng ngay, lăn ra ngủ một giấc, khi thức dậy dọn cũng được, trong khi ở KTX, nếu đến phiên trực của bạn, có mệt hay bận rộn cũng phải lo mà làm nha.
  • Khi có người nhà ở quê lên chơi, bạn có chỗ cho mọi người nghỉ ngơi, ngủ qua đêm, thay vì phải chạy đi tìm phòng trọ cho họ (có trường chỉ cho phép cha mẹ ruột của Sinh viên vào nội trú, còn anh em ruột, ông bà ruột thịt… không được vào).
  • Thoải mái nấu ăn theo sở thích, kinh phí, điều kiện, nhu cầu của mình mà không phải lo thức ăn quán cơm mất vệ sinh, hay phải lo trốn, giấu khi nấu ăn trong kí túc.
  • Có tổ chức sinh nhật, liên hoan, (thậm chí là nhậu nhẹt) về khuya, thay vì kí túc xá phải “ai về nhà nấy” đúng giờ.
  • Thoải mái đi làm thêm, đi chơi về khuya (đi du lịch, đi chơi game, nhà hàng…)

Nhược điểm:

  •  Tốn nhiều tiền
  • nắm bắt tình hình của lớp, khoa, trường rất khó. Đặc biệt là khi có lịch học, lịch sinh hoạt bị thay đổi thì có khi bạn lên trường rồi mới được biết là hôm nay nghỉ.
  • Nếu ở ngoài, bạn phải đảm bảo an ninh khu bạn ở phải tốt một chút, đừng nên ở nơi có nhiều tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, trộm cướp đấy nhé

Bạn à. Dù ở đâu thì cũng có những khó khăn và thuận lợi. Điều đó hoàn toàn có thể khắc phục được. Mong bạn biết phấn đấu, cố gắng học tập tốt để có kết quả cao nhé. Phải biết giữ gìn sức khỏe và phẩm chất của mình cho dù trong hoàn cảnh nào.
Chúc bạn thành công, vui vẻ và may mắn.

Xem thêm những thông in hữu ích khác TẠI ĐÂY

  • Dừng tuyển sinh hệ cao đẳng, trung cấp liệu có quá muộn?
  • Học sinh thi học kỳ… ngoài sân để tránh gian lận
  • “Loay hoay” tìm cách nâng chất lượng nhân lực ngành y ợng nhân lực ngành y
  • Tiến sĩ Doãn Minh Đăng sẽ được chuyển công tác
  • Ngưỡng mộ cộng sự 20 tuổi dịch sách cùng GS Ngô Bảo Châu
  • 8 cách nuôi dạy con của Cha CEO Facebook

096.152.9898

093.351.9898