Tổng hợp các dạng bài tập Hóa Học Phân Loại theo từng dạng

Tổng hợp các dạng bài tập Hóa Học Phân Loại theo từng dạng. Caodangduochanoi.vn gửi các em các dạng bài tập chuyên đề về hóa học rất hay giúp các em có thể tự ở nhà ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi sang năm bao gồm các dạng Toán Hóa học như: Kim Loại, Bazo, Lương tĩnh, Điện Phân, Phản ứng SO2, CO2, Phản ứng H2,C,CO,AL…

https://docs.google.com/forms/d/1tFUP-G0EercMXjVVBk5sGb5ToYVSjudlX13upxLeojk

Cao đẳng Dược hà Nội gửi cho các em các dạng phân loại hóa học và phản ứng hóa học theo từng dạng

  • Dạng 1: Kim loại, oxit kim loại, bazo, muối tác dụng với các axit không có tính oxi hóa
  • Dạng 2: Kim loại, oxit kim loại, bazo, muối tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh
  • Dạng 3: Kim loại tác dụng với dung dịch muối
  • Dạng 4: Hợp chất lưỡng tính
  • Dạng 5: Bài tập về điện phân
  • Dạng 6: Bài tập về phản ứng của SO2, CO2 với dung dịch kiềm
  • Dạng 7: Bài tập về phản ứng của H2, C, CO, Al với oxit kim loại
  • Dạng 8: Bài tập xác định công thức hóa học
  • Dạng 9: Bài tập về hiệu suất

I – DẠNG 1

BÀI TẬP: KIM LOẠI, OXIT KIM LOẠI, BAZƠ, MUỐI …TÁC DỤNG VỚI AXIT KHÔNG CÓ TÍNH OXI HÓA (HCl, H 2SO4 loãng) 

1. Phương pháp giải chung:

  • Cách 1: Cách giải thông thường: sử dụng phương pháp đại số, thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện bài toán với ẩn số, sau đó giải phương trình hoặc hệ phương trình
  • Cách 2: Cách giải nhanh: Sử dụng các định luật như: Bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố (Kết hợp với pp đại số để giải)

* Chú ý: Thông thường một bài toán phải phối hợp từ 2 phương pháp giải trở lên, chứ không đơn thuần là áp dụng 1 phương pháp giải

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 1,93 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Al vào dd HCl dư, sau phản ứng thu được m gam muối và 1,456 lít khí H2 ở đktc. Giá trị của m là:

A. 6,545 gam              B. 5,46 gam              C. 4,565 gam                   D. 2,456 gam

Giải:

Cách 1: n H= 1,456/22,4 = 0,065 mol

Các PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1)

Mol:             x         x         1,5x

                 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
Mol:             y        y           y

Theo đầu bài ta có: 27x + 56y = 1,93 (I) và 1,5x + y = 0,065 (II). Giải hệ (I) và (II) ta được:

x = 0,03, y = 0,02 → m= 0,03.133,5 + 0,02. 127= 6,545 gam. Vậy đáp án A đúng

Cách 2: Ta luôn có n HCl = 2n H2 = 2.0,065 = 0,13 mol. Vậy theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

1,93 + 0,13.36,5 = m + 0,065.2 → m= 6,545 gam → Vậy đáp án A đúng

* Như vậy cách giải 2 ngắn gọn hơn và nhanh hơn rất nhiều cách 1, tuy nhiên muốn giải theo cách 2 chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Trong các pư của kim loại, oxit… với axit thì: n HCl = 2 nH2  hoặc n HCl = 2n H2O

Còn: n H2SO= n H= n H2O
n OH = 2n H2 (trong phản ứng của kim loại với H 2O)

  • Khi cho axit HCl tác dụng với muối cacbonat (CO32-) cần chú ý:
    • Khi cho từ từ HCl vào CO 32- thì tứ tự phản ứng là:

CO32- + H+ → HCO3 sau đó khi HCl dư thì:
HCO3 + H+ → CO3 + H3O

    • Khi cho từ từ CO32- hoặc HCO3 vào dd HCl thì: xảy ra đồng thời cả 2 phản ứng

CO32 + 2H+ → H2O + CO2
HCO3 + H+ → CO2 + H2O

 

  • Dừng tuyển sinh hệ cao đẳng, trung cấp liệu có quá muộn?
  • Học sinh thi học kỳ… ngoài sân để tránh gian lận
  • “Loay hoay” tìm cách nâng chất lượng nhân lực ngành y ợng nhân lực ngành y
  • Tiến sĩ Doãn Minh Đăng sẽ được chuyển công tác
  • Ngưỡng mộ cộng sự 20 tuổi dịch sách cùng GS Ngô Bảo Châu
  • 8 cách nuôi dạy con của Cha CEO Facebook

096.152.9898

093.351.9898