Tổng hợp 12 cặp thuốc Dược sĩ cực kỳ kiêng kị khi kết hợp với nhau

Nhiều người trong chúng ta cứ tưởng nó vô hại nhưng khi kết hợp các loại thuốc với nhau thì nó lại rất là nguy hiểm với tính mạng cho chúng ta,Đặc biệt Dược sĩ chúng ta cần lưu ý khi kê đơn thuốc làm sao nên tránh những loại thuốc sau khi kết hợp với nhau nhé.

https://docs.google.com/forms/d/1tFUP-G0EercMXjVVBk5sGb5ToYVSjudlX13upxLeojk

 

>> Dược sĩ tư vấn 4 loại thuốc bà bầu tuyệt đối không được uống khi mang thai
>> 6 sai lầm nên tránh khi sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ
>> Tổng hợp danh sách địa chỉ khám chữa bệnh tốt nhất HN và TPHCM
>> Mẫu đơn xin việc vào các bệnh viện của ngành y tế 2017

Tổng hợp 12 Cặp thuốc Dược sĩ cần lưu ý khi kết hợp nhau nguy hiểm tính mạng


Thuốc loãng máu và Thuốc Omega-3

Omega-3 được chứng minh là rất tốt cho cơ thể đặc biệt tốt cho những người bị bệnh tim mạch. Tuy nhiên theo các nghiên cứu thì omega-3 có thể làm loãng máu.

Chính vì vậy khi bạn đang dùng thuốc chống đông máu như Warfarin hoặc aspirin, nếu quá làm dụng omega-3 thì có thể tăng nguy cơ chảy máu.

Nếu dùng liều quá cao có thể gây ra chứng đột quỵ chảy máu. Chính vì vậy bạn nên tham khảo ý  trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Cây cỏ ban và thuốc ngừa thai

Theo báo Người lao động, các chuyên gia cho biết những loại thảo dược trị trầm cảm này có thể làm giảm tác dụng của các đơn thuốc trị bệnh tim, ung thư, thuốc chống dị ứng và thuốc ngừa thai.

Ngoài báo cáo về trường hợp mang thai ngoài ý muốn khi kết hợp hai loại thuốc, một nghiên cứu của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) cũng tìm thấy uống 300mg St. John’s Wort 3 lần mỗi ngày (liều lượng khuyến cáo điều trị trầm cảm) còn làm thay đổi cấu trúc hóa học của thuốc tránh thai.

Vitamin tổng hợp và thuốc theo toa

Vitamin tổng hợp càng chứa nhiều dưỡng chất thì rủi ro tương tác với thuốc theo toa càng cao.

Các loại vitamin tổng hợp vốn chứa rất nhiều thành phần có sẵn, nhiều nhãn hiệu còn cung cấp thêm nhiều chất khác trong viên vitamin như DHA, khoáng chất, chất bảo vệ hệ miễn dịch…). Nếu vô tình kết hợp thuốc bổ liều cao với thuốc theo toa thì sẽ rất nguy hiểm cho cơ thể chẳng hạn như vitamin K và chất làm loãng máu hoặc thuốc sắt và thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp.

Thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm

Một số loại thuốc chống trầm cảm đặc biệt là loại thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin – SSRI (fluoxetin, fluoxamin, sertralin, paroxetin, citalopram…) có tác dụng làm tăng lượng serotonin trong synap do đó làm cải thiện rất hiệu quả trạng thái trầm cảm.

Một số thuốc giảm đau có chứa tramadol hydrochloride cũng có thể có tác dụng tương tự.

Khi dùng chung SSRI với tramadol thì chúng sẽ cộng hợp cùng chiều làm tăng lượng serotonin quá mức gây hội chứng serotonin. Nếu dùng liều cao hai loại thuốc này có thể gây kích động, làm nhiệt độ cơ thể cao, nhịp tim đập nhanh hơn và thở gấp.

Thuốc thông mũi và thuốc hạ huyết áp

Thuốc thông mũi, đặc biệt loại chứa pseudoephedrine làm co mạch, giúp giảm sưng và giảm chảy mũi.

Tuy nhiên, loại thuốc này có thể làm co thắt các mạch máu trong cơ thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, chống lại thuốc trị huyết áp và nguy hiểm cho người có huyết áp cao.

Vì thế, nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc huyết áp thì không nên sử dụng thuốc thông mũi cùng lúc.

Hiện nay, trong một số thuốc trị cảm cúm cũng có chứa thành phần thuốc thông mũi nên bệnh nhân huyết áp cần xem kỹ thành phần thuốc trước khi sử dụng.

Thuốc hạ cholesterol và vitamin B3 hoặc thuốc chống nấm

Vitamin B3 hay còn gọi là vitamin PP, hoạt chất là acid nicotinic (niacin) hoặc nicotinamide (dạng amide của acid nicotinic). Vitamin B3 giúp giảm lượng cholesterol, giúp ích cho quá trình tuần hoàn máu và hình thành hệ thần kinh. Nó cũng can thiệp vào quá trình tổng hợp các hormon giới tính. Bằng cách kích thích sự tổng hợp chất sừng, vitamin B3 tham gia cải thiện vẻ đẹp làn da và mái tóc.

Tuy nhiên, loại thuốc bổ này có thể gây hại cho cơ bắp nếu bạn uống kết hợp với nhóm thuốc statin cũng có tác dụng làm giảm cholesterol.

Cả vitamin B3 và statin đều làm suy yếu cơ ở mức độ khiến bệnh nhân dễ bị chuột rút hoặc đau nhức. Nếu kết hợp hai loại thuốc này sẽ gây nhiều phản ứng như phát ban, khó tiêu, gia tăng nguy cơ gây tiêu cơ vân.

Fluconazole là loại thuốc chống nấm thông dụng, được nhiều bác sĩ kê đơn và mọi người có thể tự mua về dùng. Nó sẽ là bình thường nếu như người bệnh không trong thời gian đang phải dùng nhóm thuốc statin để hạ cholesterol. Statin là một trong những loại thuốc được kê đơn nhiều nhất trên thế giới. Sự kết hợp của bộ đôi thuốc statin và fluconazole có khả năng gây yếu cơ hoặc tổn thương thận.

Thuốc kháng sinh tiết niệu và viên sắt

Khi bị viêm đường tiết niệu, nhất định bạn sẽ phải cần đến kháng sinh như ciprofloxacin chẳng hạn. Kháng sinh này có thể tiêu diệt gần hết các vi khuẩn trên đường tiết niệu của bạn và nó khá nhạy. Nhưng điều cần thiết là nó phải được đưa vào máu trong cơ thể bạn trước khi có tác dụng. Viên sắt đã phá vỡ quy trình này.

Điều đó đã tạo nên một đối kháng điển hình giữa nhóm kháng sinh tiết niệu và viên sắt. Hai thứ này không thể đi cùng nhau. Lý do vô cùng đơn giản, viên sắt chống lại sự hấp thu của thuốc.

Sắt làm kết tủa thuốc đến mức mà nếu như bạn dùng viên sắt liều cao thì nó có thể giảm tới 1/3 nồng độ thuốc được hấp thu vào máu. Với nồng độ thiếu hụt như thế, thuốc chẳng thể làm được gì vi khuẩn. Vì vậy, nếu uống kháng sinh tiết niệu, tuyệt đối không được uống sắt.

Kháng sinh tả và canxi

Khi bị bệnh tả, một trong các thuốc được sử dụng nhiều nhất đó là tetracyclin. Nhưng bạn cần lưu ý nhé, nếu đang dùng kháng sinh này thì đừng có ngó ngàng tới canxi.

Canxi làm cho xương khỏe mạnh nhưng nó lại chẳng thể làm bạn với tetracyclin. Trong trường hợp dùng canxi liều cao, canxi làm cho thuốc bị kết tủa theo kiểu tạo chelat, một kiểu kết hợp thuốc với kim loại. Hậu quả thuốc không thể nào được hòa tan và rất khó đi vào cơ thể. Sự đối kháng này đặc biệt chú ý vì chúng ta không thể để bệnh tả kéo dài.

Khi bị bệnh tiêu chảy cấp do ngộ độc thực phẩm hay rối loạn đường tiêu hóa mà dùng tetracyclin thì đừng có tham thuốc bổ hay bất cứ thuốc gì khác.

Thuốc chống dị ứng và ketoconazol

Mặc dù không còn được bán nhiều trên thị trường nhưng một số nơi người ta vẫn thấy có terfenadin và astemizol trong danh mục thuốc chống dị ứng. Lý do thuốc bị cấm là vì có một số tác dụng phụ hệ trọng. Nhưng một số vẫn bán vì tác dụng chống dị ứng hấp dẫn.

Vào ngày Tết, bạn dễ bị các chứng dị ứng như dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa. Nếu như có dùng một trong hai thuốc trên, đề nghị tránh thật xa thuốc ketoconazol, cho dù bạn đang trị nấm.

Lý do là ketoconazol làm tăng nồng độ thuốc trong máu vượt tầm kiểm soát. Với một liều lượng cụ thể, thuốc sẽ vào máu khoảng chừng 80 – 90%. Nhưng điều này bị sai lạc với sự có mặt của ketoconazol, nó sẽ làm sai hẳn con số này, tăng lên rất cao. Nghe ra có vẻ tốt, vì tăng liều đồng nghĩa với việc tăng tác dụng. Nhưng hoàn toàn trái ngược. Tăng cao nồng độ hai thuốc chống dị ứng này trong máu sẽ gây ra hiện tượng xoắn đỉnh, một dạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Thuốc trị nghẹt mũi và thuốc long đờm

Nghẹt mũi có bản chất là dịch mũi chảy ra quá nhiều. Cơ chế là do mạch máu của niêm mạc mũi họng giãn quá mức. Trị chứng khó chịu này thực ra không quá khó. Chỉ cần dùng một vài loại thuốc co mạch là giải quyết được ngay tình hình. Thuốc co mạch làm co mạch máu và giảm dịch mũi chảy ra gần như ngay lập tức.

Nhưng nếu như vậy thì bạn đừng dùng long đờm nhé. Cơ chế cơ bản của thuốc này là làm đứt các cầu nối -S-S-, cầu nối cơ bản trong đờm nhầy ở đường hô hấp. Nhưng một trong các cơ chế khác đó là tăng tiết dịch để làm hóa lỏng đờm. Cơ chế này hoàn toàn đối kháng với thuốc làm co mạch mũi. Do đó hai thứ thuốc này hoàn toàn không thể dùng chung với nhau vì chúng làm giảm tác dụng của nhau.

Thuốc kháng sinh và truyền đạm

Một trong các nguyên tắc điều trị với thuốc kháng sinh là không nên truyền đạm đồng thời. Điều cơ bản nhất trong dùng thuốc kháng sinh là phải đủ liều lượng, mà cụ thể ở đây là liều lượng được thể hiện trong máu. Chỉ cần giảm nồng độ thuốc hoạt hóa thì sẽ làm giảm hiệu lực tiêu diệt vi khuẩn.

Chúng ta cần hiểu rằng, không phải thuốc vào cơ thể là tác dụng ngay. Phần lớn thuốc được kết hợp với protein trong máu và không có hoạt tính diệt khuẩn. Chúng là một dạng dự trữ thuốc. Phần nhỏ thuốc tồn tại ở dạng tự do và dạng này mới là dạng chính để thể hiện tác dụng.

Khi đang dùng kháng sinh điều trị, việc truyền đạm vào đã làm tăng nồng độ đạm trong cơ thể. Hệ quả là tăng chất gắn kết thuốc làm giảm nồng độ thuốc ở dạng hoạt hóa. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hoạt tính điều trị.

Thuốc chống hen và chẹn beta

Loại thuốc này dễ dàng tác dụng vào cơ trơn đường thở với một điều kiện là không có mặt kẻ đối kháng truyền kiếp: thuốc chẹn beta.

Thuốc chẹn beta là một trong các thuốc chống tăng huyết áp và điều chỉnh rối loạn nhịp tim. Không thể chối cãi tác dụng điều trị nhưng cũng không thể chối bỏ tác dụng phụ trên đường thở. Những thuốc này làm co thắt đường thở nghiêm trọng và hoàn toàn đối kháng với tác dụng của thuốc chống hen.

Lời khuyên

Mỗi một loại thuốc đều có công hiệu riêng, mang tính chất và phản ứng khác nhau, có tác dụng đối với các bộ phận trong cơ thể con người và có công hiệu trong thời gian cũng khác nhau. Khi phải dùng nhiều loại thuốc chữa bệnh, người dùng cần lưu ý các tương tác của thuốc.

Để an toàn khi dùng thuốc điều trị bệnh, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc. Không tự ý dùng thuốc, không dùng thuốc quá liều. Nên thông báo cho bác sĩ biết những loại thuốc đang sử dụng.

Thí sinh nào có mong muốn học Ngành Y Dược tại Hà Nội thì hãy liên hệ nhà trường qua địa chỉ sau đây:

Địa chỉ nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Dược Hà Nội:

  • Thí sinh nộp trực tiếp tại Khoa Y Dược Hà Nội: Phòng 201 nhà C (tầng 2), Số 290–292, Tây Sơn – Quận Đống Đa – Hà Nội. (Đối diện ĐH Thủy Lợi – Gần Ngã Tư Sở).
  • Hoặc thí sinh gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện đến địa chỉ Khoa Y Dược: Phòng 201 nhà C (tầng 2), Số 290–292, Tây Sơn – Quận Đống Đa – Hà Nội
  • Hoặc đăng kí online: (Vào website: www.caodangduochanoi.vn click vào mục Đăng Ký Xét tuyển Trực Tuyến – điền thông tin theo mẫu)
  • Điện thoại tư vấn : 096.153.9898 – 093.156.9898

Nhà trường khuyến khích thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển online và chuyển phát nhanh qua đường Bưu điện.

  • Dừng tuyển sinh hệ cao đẳng, trung cấp liệu có quá muộn?
  • Học sinh thi học kỳ… ngoài sân để tránh gian lận
  • “Loay hoay” tìm cách nâng chất lượng nhân lực ngành y ợng nhân lực ngành y
  • Tiến sĩ Doãn Minh Đăng sẽ được chuyển công tác
  • Ngưỡng mộ cộng sự 20 tuổi dịch sách cùng GS Ngô Bảo Châu
  • 8 cách nuôi dạy con của Cha CEO Facebook

096.152.9898

093.351.9898